Khi đạo diễn nói rằng ông ta không thích bản manga và muốn trình diễn nó theo cách riêng, tôi đã co rúm người lại và cho rằng “lại là một sự tránh né bản manga vẫn thường diễn ra” đối với bộ anime này. Nhưng điều thú vị là chuyện ấy đã không xảy ra.
* Lưu ý: Bài viết có thể tiết lộ nội dung phim, bạn nên cân nhắc trước khi đọc.
* Lưu ý: Bài viết có thể tiết lộ nội dung phim, bạn nên cân nhắc trước khi đọc.
- Tên: Bokurano: Ours
- Năm phát hành: 2007
- Studio: Gonzo
- Số tập: 24
- Rating (Anidb) 6.72; (Myanimelist) 7.87
Trong một kỳ nghỉ hè, một nhóm 15 đứa trẻ phát hiện ra một người đàn ông bí ẩn sống trong một hang động bên bờ biển. Người đàn ông tuyên bố là một nhà phát triển game tạo ra một trò chơi với một robot khổng lồ bảo vệ Trái đất từ 15 kẻ xâm lược ngoài hành tinh. Anh ta nhờ những đứa trẻ giúp đỡ kiểm tra trò chơi này cho mình. Những đứa trẻ đều vui vẻ đồng ý, nhưng sau đó chúng mới bắt đầu phát hiện ra trò chơi này kinh hoàng như thế nào.
Bokurano là một anime 24 tập do Gonzo sản xuất (trước giai đoạn anime kém chất lượng, tôi đoán vậy) vào năm 2007 huy hoàng. Tiếc rằng thời đó định dạng HD không phổ biến nên tôi chỉ có bản DVD. Cốt truyện xoay quanh 15 đứa trẻ buộc phải trở thành người đại diện để bảo vệ Trái Đất khỏi những quái vật bí ẩn. Mỗi đứa trẻ đều sẽ có cơ hội điều khiển một con robot khổng lồ cao 500 mét. Tuy nhiên với kích thước và nguồn năng lượng khổng lồ, vượt xa công nghệ hiện đại đương thời của con người, nó sẽ lấy mạng một người cầm lái cứ mỗi khi trận chiến kết thúc. Điều này khiến bọn trẻ suy ngẫm và sắp xếp lại cuộc sống như thể chúng chờ đợi cho đến trận chiến cuối cùng của mình để hi sinh.
Rõ ràng đây không phải là một anime thường thấy. Viễn cảnh loài người dưới con mắt những đứa trẻ sắp sửa đi vào cõi chết đầy u ám và tuyệt vọng. Công thức chính ở đây là đoán trước câu chuyện về đứa trẻ chuẩn bị giao chiến. Câu chuyện cuộc sống, những khoảnh khắc bi kịch, tuyệt vọng, thức tỉnh hay chấp nhận số phận,... đều hiện rõ mồn một trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời họ. Tình cảm bạn dành cho các nhân vật sẽ lớn dần khi chứng kiến cảnh chúng giãi bày những khó khăn và khoảnh khắc trong đời. Điều đó cũng khiến người xem nhận thức được rằng trẻ em ở đây gặp phải những vấn đề không hề nhỏ như bao bộ anime khác. Dù có sự khác nhau giữa manga và anime trong cách kể chuyện (ngoại trừ việc manga vẫn ongoing khi anime lên sóng), nhưng những vấn đề nhạy cảm, cấm kỵ đã nhào nặn nên những đứa trẻ không hề giống như ta thường thấy. Mại dâm, tình dục, giết chóc. Chúng ta ít thấy trong xã hội, nhưng đôi khi trẻ con lại vướng vào và ta thường nghĩ đó là điều không thể. Tôi thích sự không giới hạn, và anime này đi sâu vào chuyện đó. Thực tế bộ phim còn có một cảnh nữ sinh quan hệ với giáo viên – một điều không tưởng trên TV (hoặc chỉ cảnh extra trong DVD mới có.)
Về phương diện thẩm mỹ, Gonzo đã khắc họa thế giới của mangaka khá tốt. Tôi từng kể rằng mình không thích thiết kế nhân vật cho lắm trong review manga, nhưng sau cùng thì chúng trông cũng ổn trên anime. Có thể tôi bị hớp hồn bởi vai nam chính dịu dàng, tuy nhiên những đứa trẻ này trông khá phù hợp với lứa tuổi của chúng. Vì đây là 2007, tôi có lời khen về cách lựa chọn trang phục, mặc dù không phải chờ tới bản anime mới có mà phần lớn đều đã xuất hiện trong manga. Những trận chiến robot thì hoàn toàn đáng kinh ngạc. Những con quái vật rất to lớn và chính sự đồ sộ đó khiến trận chiến chậm lại, nhưng chúng sở hữu những cú ra đòn ồ ạt, sức phá hoại long trời lở đất tới những nơi nó đi qua. Nó dễ làm người ta liên tưởng đến Shadow of the Colossus, nếu đã chơi trò này rồi bạn sẽ hình dung được điều tôi nói.
Âm thanh cũng là một yếu tố lớn lao góp phần tạo nên bầu không khí. Tôi thích cách sử dụng khoảng lặng vào những cảnh phim quan trọng, đặc biệt là trong một số trận chiến (nếu không im lặng hoàn toàn thì chỉ có những thanh âm rất nhỏ). Nhưng ở những khoảnh khắc quyết định, khi nhân vật đang giao chiến với trạng thái cảm xúc mãnh liệt thì xúc cảm đó không hề bị lấn át bởi âm nhạc mà tự nó thực sự được tỏa sáng. Tôi nghĩ những anime gần đây thường quên mất rằng âm nhạc chỉ là một yếu tố để khắc họa cảm xúc. Tuy nhiên cảm xúc trong một cảnh phim có thể bộc lộ tốt mà không cần đến âm thanh. Quá nhiều hay quá ít âm nhạc có thể là điều tồi tệ. Thêm nữa, để mang tầm vóc lớn lao vào trong những trận đánh, âm thanh được sử dụng khi giao chiến hay hiệu ứng đều rất hoành tráng. Một điều đặc biệt là, trước khi bắt đầu trận đấu thường có những tiếng động lớn quyện với sự tĩnh lặng trong không khí - giống như lời báo trước cho một trận chiến không khoan nhượng. Tôi không quá kỹ tính trong âm thanh, nhưng tôi chắc rằng tai mình cảm nhận được những gì anime muốn gửi gắm.
Tôi đã từng viết review về manga, sự khác nhau giữa 2 phiên bản là đáng chú ý. Tuy nhiên cách kể chuyện vẫn giữ được phong thái và sự đau thương mà tác giả mong muốn. Anime đã chuyển tải thành công những câu chuyện bi kịch. Lớp nhân vật đầu tiên đi theo cốt truyện manga và sau đó tự tách riêng mạch truyện. Lấy ví dụ, một nhân vật rạch cổ bạn mình vì người này từ chối tham chiến, còn đối với anime cậu ta lại chết do bị xô ngã xuống cầu thang bất tỉnh và tòa nhà đổ sập vào. Trong cảnh khác, một nữ sinh tình nguyện quan hệ với giáo viên của mình, nhưng ở manga cô bị hăm dọa còn người giáo viên bị đâm chết bởi một người lái robot khác. Kết cục trong manga được phát triển theo hướng riêng, còn anime cũng đi theo hơi hướng đó nhưng có sự thay đổi về tình tiết. Sau cùng, chính phủ trong anime kém cỏi hơn manga, khi mà họ thường bị che mắt bởi sự tham lam và tò mò, chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ tới cốt truyện. Tôi nghĩ đó là sự cân bằng để ăn nhịp với yếu tố bạo lực trong câu chuyện của lũ trẻ. Tóm lại, dù có những điểm khác nhau nhưng cả manga và anime đều mang những hương vị riêng, đều đi sâu vào nỗi tuyệt vọng và bi kịch nhân loại.
Nói chung, cả hai bản có những câu chuyện của riêng mình. Tôi tận hưởng cả hai, và điều thú vị là có hai cốt truyện khác biệt cùng dựa trên một phông nền. Đây là ví dụ hay về việc không cần phải sao chép y nguyên manga để làm nên một anime tốt. Nếu bạn đủ khả năng và biết được giới hạn của tác phẩm, bạn có thể cải biên kha khá nguyên tác để có được một chuyển thể tương đương hoặc tốt hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét